Kiến thức kỹ năng
Nguyên tắc lựa chọn kem đánh răng
Đánh răng thường xuyên giúp duy trì sức khỏe răng miệng, nhưng lựa chọn kem đánh răng thế nào là đúng cách thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ bật mí những nguyên tắc lựa chọn kem đánh răng phù hợp cho bạn và gia đình.
Tác dụng của kem đánh răng
Từ “kem đánh răng’’ (dentifrice) được dùng trong tiếng anh từ năm 1558.Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa kem đánh răng là một loại bột dẻo , có tác dụng làm sạch răng, nó có chứa chất carboxymethyl natri, chất dẻo – glycerin, polyethylene glycol tạo bọt, chất khử mùi, tinh dầu bạc hà và các thành phần khác… Kem đánh răng có khả năng giúp làm sạch răng, phòng ngừa sâu răng, phòng ngừa viêm nướu, trị hôi miệng và các vấn đề về răng miệng khác.
Các loại kem đánh răng
– Kem đánh răng chứa các hợp chất fluor: Nguyên tố fluor sẽ bù chất khoáng cho những men răng bị hư hỏng. Nó cũng giúp ức chế sự phát triển của mảng bám, chất ngọt như xylitol làm giảm đáng kể sâu răng và sự xuất hiện các lỗ sâu. Fluor giúp bảo vệ răng khỏi axit được sản sinh trong quá trình này bằng hai cách. Đầu tiên, fluor làm men răng của bạn chắc hơn và ít có khả năng chịu tổn hại từ axit. Thứ hai, nó có thể đảo ngược giai đoạn đầu của tổn hại do axit bằng cách khoáng hóa lại khu vực đã bắt đầu bị hư hại.
– Kem đánh răng thảo dược: Kem đánh răng có chứa các chế phẩm được chiết xuất từ thảo dược như đinh hương, hoa cúc, hoa kim chẩn thảo, dầu hoa hồng, sẽ giúp thơm miệng và ít bị mòn men răng.
– Kem đánh răng chứa muối tripophophat: Kem đánh răng có chứa muối giúp cải thiện lưu thông trong niêm mạc của khoang miệng, ngăn ngừa hình thành mảng bám trên răng, giúp cho hàm răng luôn giữ được men tự nhiên.
– Kem đánh răng chứa boroglycerol: Khi bị viêm răng miệng, bạn nên sử dụng riêng những loại kem đánh răng chứa boroglycerol, sáp ong, vitamin B3. Đây là những chất để giúp bảo vệ răng miệng chống lại nấm, vi khuẩn hình cầu sẽ đẩy nhanh quá trình tái sinh của các mô bị hư hại, phục hồi nhanh các vết thương vùng miệng.
Khi chọn kem đánh răng cần lưu ý những gì?
– Hàm lượng Fluor có trong kem: Nếu là người lớn nên dùng kem đánh răng cho người lớn (hàm lượng Fluor từ 1000-1500 ppm), chọn kem đánh răng cho trẻ em nên đọc kỹ hàm lượng từ 200-450ppm. Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, các nhà chuyên môn khuyên không nên sử dụng các phế phẩm có Fluor; bởi vì trẻ ở tuổi này có thể nuốt toàn bộ lượng kem lúc chải.
Dùng kem đánh răng người lớn cho trẻ em trong suốt thời gian dài có thể khiến trẻ bị nhiễm Fluor trên răng, đặc biệt là kem có hàm lượng Fluor cao có thể gây ngộ độc Fluor mạn tính cho trẻ em, dẫn đến tình trạng vô cùng nguy hiểm.
Bạn có thể chọn các loại kem dạng bột dẻo (trắng đục) hay kem trong (màu xanh dương hay xanh lá cây) vì dưới góc độ vệ sinh răng miệng cả hai loại đều đạt yêu cầu như nhau. Kem trắng đục thường dùng chất mài mòn là DCP,còn kem trong thường dùng chất silica. Đối với trẻ em, bạn nên chọn kem dâu vì kem bạc hà thường có vị cay mát nên trẻ em không ưa thích.
Xem thêm: Thí sinh đạt 27,1/30 điểm học ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt tại Đại học Duy Tân
Để bảo đảm sự an toàn lâu dài và phát huy phòng ngừa sâu răng ở trẻ, bạn nên bôi một ít kem trên lông bàn chải (chừng khoảng một hạt đậu xanh), bảo trẻ chải kỹ theo phương pháp, chải càng lâu càng tốt để Fluor có thời gian thấm trên bề mặt răng.
– Lưu ý hạn sử dụng: Kem đánh răng quá hạn sử dụng không nên dùng vì hiệu quả tác dụng của Fluor trong kem đã giảm. Người ta nhận thấy các tuýp kem quá hạn sáu tháng thì hiệu quả tác dụng của Fluorco trong kem giảm từ 50-60%.
Ngoài ra, đối với những vùng có nước ô nhiễm fluor thì không nên sử dụng kem đánh răng có chứa chất này. Đối với những vùng bình thường, mỗi người nên đánh răng ngày hai lần, trong đó, một lần dùng kem đánh răng và một lần dùng nước muối loãng.
Việc lựa chọn kem đánh răng và chải răng như thế nào cũng sẽ góp phần quyết định đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng nên bạn không nên quá lơ là trong việc này, nhất là đối với trẻ nhỏ. Mong rằng, từ những nguyên tắc lựa chọn kem đánh răng ở trên đã có thể giúp bạn có thêm kiến thức về việc chăm sóc răng miệng để có thể chăm sóc tốt nhất cho bản thân và những người thân yêu.
Pingback: Làm sao để phục hồi men răng đã mất? | Ngành Y Nha Khoa
Pingback: Người Việt và 6 vấn đề răng miệng phổ biến| Ngành Y Nha Khoa
Pingback: "Tuổi thọ" của bàn chải đánh răng là bao lâu?
Pingback: Bạn có chắc mình đã chải răng đúng cách? | Ngành Y Nha Khoa