Kiến thức kỹ năng
Làm sao để phục hồi men răng đã mất?
Nếu thấy răng của mình có những biểu hiện: răng mỏng hơn, vàng màu và hay bị ê buốt khi uống nước nóng hoặc lạnh thì rất có thể men răng của bạn đang bị mòn. Ai cũng biết rằng, men răng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng, nhưng vì sao men răng lại bị mòn? và Làm sao để phục hồi men răng đã mất? thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ nói về vấn đề trên.
Nguyên nhân làm mòn men răng
Bởi những thói quen sinh hoạt hằng ngày, vô hình chung bạn đang ít nhiều gây tổn thương đến hàm răng của mình. Những nguyên nhân này thường được chia thành hai nhóm: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
Yếu tố bên trong
– Khô miệng khiến cho men răng của bạn bị mòn. Vì khi tuyến nước bọt hoạt động kém, các Acid từ thực phẩm còn tồn đọng trên men răng không được trung hòa kịp thời, lâu ngày sẽ ăn mòn men răng, khiến răng mỏng và dễ dẫn đến tình trạng bị sâu.
– Một số bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng… đều có thể khiến các ổ vi khuẩn tấn công vào men răng.
– Cơ thể mắc các bệnh lý về đường tiêu hoá như trào ngược dạ dày, gây ợ chua, nôn mửa. Acid trào lên từ dạ dày chính là nguyên nhân làm men răng bị mòn.
– Men răng không hoàn chỉnh bẩm sinh do các bệnh lý như: thiếu dinh dưỡng, thiếu Canxi, tan máu bẩm sinh, sinh non… cũng làm mòn men răng.
Yếu tố bên ngoài
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không làm sạch được các mảng bám thức ăn và vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và làm mòn men răng.
– Việc chải răng ngang và mạnh trong thời gian dài gây mòn cổ răng và men răng.
– Sử dụng các loại thuốc có hàm lượng Acid cao như Aspirin, Vitamin C… có thể gây tác dụng phụ làm mòn men răng.
– Các va đập mạnh khiến răng bị mẻ, vỡ, gây hở men răng và ngà răng.
– Vì thói quen nghiến răng.
Làm sao để phục hồi men răng?
– Trám răng thẩm mỹ là sự lựa chọn của nhiều người, đây là phương pháp có thể bổ sung phần men răng bị mẻ, vỡ hoặc che phủ những lỗ sâu một cách nhanh chóng… Kỹ thuật nha khoa này không chỉ phục hồi men răng mà còn giúp bảo vệ các mô răng ở bên trong khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng.
– Bổ sung thêm Flour từ các sản phẩm chăm sóc răng miệng và thực phẩm, thông qua sự tư vấn của các bác sĩ nha khoa.
– Phục hồi lại men răng bằng các khoáng chất tự nhiên như súc miệng bằng dầu dứa, dùng các chất béo tốt, bổ sung Vitamin D và Canxi…
Men răng được cấu thành từ những tinh thể canxi photphat dài, mảnh, rất bền, khó bị trầy xước hay mẻ, vỡ. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc một cách chính xác nó vẫn rất dễ bị mòn đi, dẫn đến những căn bệnh về răng miệng gây khó chịu cho chúng ta. Từ đó để thấy rằng, việc chăm sóc và phục hồi men răng là vô cùng quan trọng giúp bạn luôn có một hàm răng chắc khỏe và sáng bóng.
Pingback: Làm sao để vệ sinh lưỡi đúng cách? | Ngành Y Nha Khoa