Vệ sinh lưỡi có quan trọng và làm sao để vệ sinh lưỡi đúng cách?

Lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn hơn bất cứ phần nào trong khoang miệng. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người xem thường việc vệ sinh lưỡi. Khi không vệ sinh lưỡi đúng cách bạn vẫn có nguy cơ mắc phải những bệnh nguy hiểm về răng miệng. Để tránh những bệnh về răng, bảo vệ khỏi hơi thở có mùi thì ta không chỉ nên đánh răng ngày 2 lần mà còn phải chăm lưỡi đúng cách.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bạn hiểu gì về lưỡi?

Không giống như những bộ phận khác trong miệng, lưỡi không có bề mặt nhẵn, tất cả những chỗ gồ ghề và đường rãnh đều là nơi ẩn náu cho vi khuẩn. Một nửa số vi khuẩn trong miệng bạn đầu sống trên lưỡi. Những vi khuẩn này có thể tạo thành lớp mảng bám trên lưỡi và góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Lưỡi của bạn nên có màu hồng, nếu lưỡi không có màu thì bạn nên lưu ý và chữa trị. Nếu nhận thấy những hiện tượng bất thường dưới đây bạn nên đi khám chuyên gia nha khoa ngay:

 Thấy sự thay đổi bề ngoài của lưỡi

 Lớp mảng trên lưỡi bám dài trên hai tuần

 Nếu cảm giác bị đau lưỡi kéo dài

Làm thế nào để vệ sinh lưỡi hữu hiệu

Khi bạn sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi, bạn không chỉ đang ngăn cho hơi thở của mình có mùi mà bạn còn đang làm sạch mảng bám trên lưỡi, giúp ngăn ngừa hiện tượng lưỡi lông. Vệ sinh lưỡi không chỉ là loại bỏ những vi khuẩn có hại kí sinh trên lưỡi mà đồng thời bạn đang góp phần loại bỏ những vi khuẩn gây sâu răng.

Hình minh họa
Hình minh họa

Nếu bạn không biết phải bắt đầu chăm sóc lưỡi của mình từ đâu thì bạn nên đến tìm gặp các bác sĩ nha khoa, họ có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi một cách đầy đủ nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về những dụng cụ vệ sinh lưỡi khác nhau, nếu răng đã có bàn chải thì lưỡi cũng có dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng: dụng cụ cạo lưỡi, bàn chải lưỡi,…

Các bước vệ sinh lưỡi đúng cách

Bước 1: Thè lưỡi – bước này giúp bạn có thể tiếp xúc đến toàn bộ lưỡi. Bạn cần đảm bảo mình vệ sinh lưỡi càng rộng càng tốt; đồng thời việc thè lưỡi hết cỡ có thể giúp bạn tránh không bị nôn.

Bước 2: Cạo hoặc chải lưỡi từ sau ra trước – lặp lại động tác này nhiều lần. Việc này cũng nên được thực hiện ít nhất 2 lần một ngày giống như việc chải răng vậy.

 Dụng cụ vệ sinh sẽ bị dồn ứ các mảng bám chính vì vậy bạn cần rửa sạch cho lần sử dụng tiếp theo

 Thực hiện nhẹ nhàng. Đừng làm rách da

 Chải từ từ

Bước 3: Súc miệng – nước súc miệng nên được sử dụng đều để rửa trôi hết những mảng bám còn vương lại, đồng thời giúp hơi thở thơm mát, Nhưng khi sử dụng nước súc miệng cũng cần lưu ý.

 Trách dùng nước súc miệng có cồn vì nó có thể làm khô miệng

 Cố gắng sử dụng nước súc miệng có chứa oxy già

Bước 4: Duy trì thói quen này – lúc này khi đã có dụng cụ cạo lưỡi và biết cách sử dụng thuần thục, bạn nên cố gắng duy trì thói quen này hằng ngày, bởi việc này là cần thiết.

Hình minh họa
Hình minh họa

Lưỡi là một bộ phận vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò trong nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể con người; song không phải tất cả mọi người đều chú ý đến việc chăm sóc nó một cách chu đáo. Từ một số gợi ý ở trên, mình tin rằng các bạn sẽ thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.