Nguyên nhân và cách điều trị đối với răng giả bị đau

Răng giả bị đau sau khi trồng là tình trạng khiến nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân gây đau răng là gì và cách điều trị như thế nào?

Nguyên nhân gây đau răng là gì và cách điều trị như thế nào?

Nguyên nhân khiến răng giả bị đau

Cách bệnh lý răng miệng chưa được điều trị triệt để

Đây là công việc vô cùng quan trọng trước khi muốn phục hình răng, nó giúp đảm bảo cho quá trình phục hình răng được diễn ra an toàn hơn, hạn chế tối đa những biến chứng cũng như loại bỏ triệt để các vi khuẩn có thể gây bệnh và làm răng giả bị đau nhức. Nếu những bệnh lý đó không được điều trị triệt để có thể gây ra những trường hợp như:

 Viêm tủy răng: Tình trạng tủy răng bị viêm nặng nhưng không được điều trị triệt để. Khi trồng răng giả, sau một thời gian sẽ làm hoại tủy, kích ứng dây thần kinh, gây ra những cơn đau nhức kéo dài.

 Sâu răng: Các vết sâu nếu không được làm sạch trước khi trồng răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển, gây đau nhức sau khi phục hình răng sứ.

 Viêm nha chu, áp xe răng: Những vùng viêm nha chu hoặc khối áp xe răng nếu không được điều trị triệt để cũng là nguyên nhân gây đau sau khi đã trồng răng giả.

Nền răng yếu

Khi nền răng bị yếu cần có phương pháp phục hình răng phù hợp để tránh gây ra đau nhức. Nếu bạn bọc cầu răng sứ trên nền răng yếu, lực nhai tác động mạnh và liên tục khiến răng đè nén lên nền răng sẽ gây ra cảm giác đau nhức.

Bọc cầu răng sứ không đạt chuẩn

Trong quá trình phục hình răng sứ yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề cao, thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác để hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra. Trường hợp cầu răng giả bị đau nhức có thể là do thao tác mài răng không đúng tỉ lệ, mão răng không khít với trụ răng gây cộm, vướng, đau khớp cắn khi ăn nhai. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời sẽ khiến răng ê buốt, đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Hai trụ răng thật đau nhức sau khi bị mài mòn để làm trụ cầu răng sứ

Trường hợp này thường không quá hiếm gặp sau khi làm cầu răng sứ. Do hai răng khỏe mạnh kế cận phải mài mòn để làm trụ đỡ cho mão răng sứ, gây xâm lấn đến các mô răng bên trong, khiến răng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Răng khi bị mài mòn sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công, hình thành các bệnh lý răng miệng, gây đau nhức.

Thói quen ăn uống và vệ sinh không phù hợp

Thói quen dùng răng cắn, xé những thực phẩm cứng, dai cũng có thể gây đau nhức tại vị trí răng sứ phục hình. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng không thường xuyên và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn răng miệng sinh sôi và phát triển, hình thành nên các bệnh lý gây đau nhức.

Khi nền răng bị yếu cần có phương pháp phục hình răng phù hợp để tránh gây ra đau nhức

Cách điều trị đối với răng giả bị đau

Để điều trị triệt để tình trạng đau nhức sau khi phục hình răng, bạn nên lưu ý:

  Không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa được Bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

 Trường hợp răng bị đau do các bệnh lý răng miệng chưa được điều trị triệt để, Bác sĩ sẽ tháo mão răng phục hình để tiến hành chữa trị, loại bỏ các ổ vi khuẩn, đảm bảo không còn các dấu hiệu gây đau nhức ở răng.

 Điều chỉnh lại cầu răng sứ nếu răng phục hình có dấu hiệu cộm, vướng, gây đau nhức.

 Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi ăn uống, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn xung quanh chân răng và kẽ răng.

 Đối với tình trạng đau nhức cầu răng giả trên hai trụ răng thật thì có thể do răng thật không đủ vững chắc để chịu tác động mài mòn và nâng đỡ mão răng phía trên. Với trường hợp này, bạn nên thay cầu răng sứ bằng cấy ghép Implant. Răng Implant vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, độ vững chắc khi ăn nhai vừa không gây xâm lấn các răng xung quanh để làm trụ đỡ.

 Hạn chế dùng những thực phẩm cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể ảnh hưởng không tốt đến răng sứ, khiến răng dễ bị hư hỏng, gãy vỡ.

 Thăm khám và phục hình răng tại các địa chỉ nha khoa uy tín, đội ngũ Bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm để đảm bảo quá trình được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.

  Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá.

  Khám răng định kỳ 2 lần/ 1 năm.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi ăn uống, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn xung quanh chân răng và kẽ răng

Khi răng giả của bạn xuất hiện tình trạng đau nhức hãy tìm gặp ngay nha sĩ để có thể thăm khám và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp nhất, trách sự xuất hiện của những biến chứng nguy hiểm. Không chỉ vậy, người bệnh còn nên tìm hiểu rõ và lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp, an toàn nhất để ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng cũng như đảm bảo hàm răng luôn chắc khỏe.