Kiến thức kỹ năng
Những dấu hiệu nên đưa trẻ đi khám Răng – Hàm – Mặt
Những vấn đề về răng mọc lệch thường rất khó nhận biết ở trẻ nhỏ. Thậm chí với những trường hợp răng mọc ngay ngắn vẫn có thể tiềm ẩn một số vấn đề dẫn đến răng mọc lệch sau này. Đây chính là lí do tại sao việc thường đưa con bạn đi khám Răng – Hàm – Mặt và chỉnh nha lần đầu tiên cho con bạn trước 7 tuổi là vô cùng quan trọng.
Những dấu hiệu răng miệng xuất hiện từ sớm
– Gương mặt không cân đối.
– Xương hàm đưa ra phía trước (hô hàm) hoặc phía sau quá xa.
– Trẻ bị đau răng một bên hàm nhai nên chỉ nhai bên đối diện, khó khăn trong việc nhai, cắn.
– Có vấn đề ở khớp thái dương hàm.
– Bị sang chấn răng hoặc hàm mặt do tai nạn, té ngã…
– Trẻ nghiến hoặc cắn chặt răng.
– Trẻ cắn vào má hoặc cắn vào trần miệng.
– Hàm răng sữa thiếu chỗ, răng mọc lệch lạc.
– Hàm răng sữa không có khoảng hở giữa răng.
– Một số tương quan bất lợi giữa hàm trên và hàm dưới răng sữa cần phát hiện sớm.
– Nhổ răng sữa quá sớm hoặc sâu răng, vỡ lớn trên răng sữa mà không điều trị phục hồi, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn sẽ gây tình trạng mọc lệch lạc cho răng vĩnh viễn sau này. Đặc biệt trường hợp răng cửa mọc lệch thiếu thẩm mỹ khiến trẻ rất ngại ngùng khi cười nói, tự ti, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ.
– Răng sữa tồn tại quá lâu trên cung hàm.
– Tủy răng sữa bị hoại hở mà không được điều trị kịp thời.
Những điều cần biết khi trẻ mọc răng vĩnh viễn
– Răng vĩnh viễn mới mọc đã hô, chìa, xoay hoặc kẹt.
– Răng vĩnh viễn mới mọc đã chen chúc hoặc quá thưa.
– Răng mới mọc quá lớn so với khuôn mặt
– Hàm trên và hàm dưới không ăn khớp với nhau hoặc ăn khớp một cách bất thường khiến trẻ ăn uống khó khăn.
– Trẻ có một số thói quen xấu thường xuyên như mút tay, thở miệng, đẩy lưỡi, chống cằm…
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ là việc vô cùng quan trọng đặc biệt là sức khỏe Răng – Hàm – Mặt. Hãy thường xuyên quan sát con em của bạn, nếu nhận thấy những vấn đề trên hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở Nha khoa uy tín để chăm sóc kịp thời trách để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.
Pingback: Quan điểm sai lầm làm hỏng răng của trẻ | Ngành Y Nha Khoa