Những điều cần lưu ý khi học Nha khoa

Xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống cải thiện, kéo theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày càng cao. Chính vì lẽ đó, chuyên ngành Nha khoa đang trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho những bạn trẻ có niềm đam mê với Y học. Tuy nhiên, khi bạn theo đuổi ngành học này, đòi hỏi rất nhiều lưu ý về kiến thức và kỹ năng và tố chất mà bạn cần có và cần tích lũy để chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tốt hơn.

(Ảnh minh họa)

Kiến thức ngành Nha khoa 

Nha khoa là ngành học chuyên về chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các vấn đề liên quan tới cấu trúc răng và khoang miệng. Các Nha sĩ sẽ phải thực hiện các phương pháp điều trị nha khoa như: điều trị nội nha như sâu răng, cao răng; phục hồi răng, thân răng; chỉnh hình răng hàm mặt như: niềng răng, làm răng thẩm mỹ, thay các bộ phận răng giả và nhổ răng.

Học ngành Nha khoa, bạn cần hiểu được cấu tạo, chức năng và hoạt động của hệ thống nhai của cơ thể con người; thực hiện các công tác tư vấn, giáo dục, tổ chức chăm sóc và nâng cao sức khỏe; chẩn đoán và xử trí được những bệnh Răng – Hàm – Mặt thông thường. Trau dồi trình độ chuyên môn cao hơn là yếu tố quan trọng để giúp bạn thực hiện các bước điều trị bệnh phức tạp như: gây mê và phẫu thuật, cấy ghép,…

Các kỹ năng để trở thành Nha sĩ

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc trao đổi, trò chuyện với bệnh nhân, tiếp thu và ghi nhận thông tin mà người bệnh cung cấp. 
  • Đôi tay khéo léo: Một đôi tay khéo léo có thể giúp các Nha sĩ dễ dàng thực hiện việc thăm khám và phẫu thuật các bệnh về Răng – Hàm – Mặt. Đôi tay linh hoạt, chuẩn xác và tỉ mỉ sẽ là yếu tố quyết định việc thành bại của một ca phẫu thuật.
(Ảnh minh họa)
  • Kỹ năng tư vấn, giáo dục: Là một người bác sĩ có chuyên môn về Nha khoa, ngoài công việc khám, chữa bệnh thì quá trình tư vấn về các gói dịch vụ điều trị sao cho phù hợp với sức khỏe và kinh tế của mỗi người là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng muốn lắng nghe. Không chỉ vậy, mỗi bệnh nhân sẽ có một mối quan tâm khác nhau, do đó bạn phải có khả năng trấn an, hướng dẫn và đưa ra các phương pháp cùng lời khuyên bổ ích trong việc phòng bệnh và chữa bệnh.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Trong bất kỳ công việc nào, bạn sẽ phải làm việc và cùng hỗ trợ với nhiều đồng nghiệp khác nhau. Mỗi người một tính cách, một quan điểm riêng, cho nên phải dung hòa các mối quan hệ, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mỗi người.

Tố chất của Bác sĩ Nha khoa cần có

  • Sức khỏe tốt, thần kinh vững vàng
  • Lòng nhân hậu, yêu thương và cảm thông bệnh nhân
  • Tính nhẫn nại, tỉ mỉ và kiên trì
  • Phong thái cởi mở, hòa đồng
  • Có khả năng tự học và tự nghiên cứu mở rộng kiến thức

Các trường đào tạo ngành Nha khoa

Các bạn có thể tham khảo một số trường đại học trên cả nước có đào tạo chuyên ngành Nha khoa, gồm:

  • Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trường Đại học Y tế Công Cộng
  • Trường Đại học Y Dược Hà Nội
  • Trường Đại học Răng – Hàm – Mặt
  • Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Duy Tân
  • Trường Đại học Y Dược TP. HCM
  • Trường Đại học Y Dược Huế