Tổng quan về ngành Bác sĩ Nha khoa

Ngành Bác sĩ Nha khoa là ngành học được lựa chọn hàng đầu trong nhóm ngành khoa học sức khỏe. Cơ hội việc làm đối với ngành này ngày một gia tăng; do nhu cầu chỉnh nha, chăm sóc răng miệng của xã hội; do đó, thí sinh đối với ngành học này có rất nhiều câu hỏi: Ngành Nha sĩ học gì? Bác sĩ Đa khoc học răng hàm mặt đc không?… Vậy chúng ta cần biết những thông tin gì về ngành học này để có thể thi đậu. Cùng theo dõi bài viết tổng quan về ngành Bác sĩ Nha khoa dưới đây.

Tổng quan về ngành Bác sĩ Nha khoa
Tổng quan về ngành Bác sĩ Nha khoa

Ngành Bác sĩ Nha khoa học gì?

Bác sĩ Nha khoa là ngành học chuyên nghiên cứu, chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị các vấn đề liên quan tới cấu trúc răng và khoang miệng. Chuyên ngành này bao gồm các nhánh chính: chẩn đoán, chỉnh răng nội nha, phẫu thuật, phục hình tháo lắp răng, X-quang chỉnh hình miệng, nha khoa, nha khoa nhi khoa và nha khoa y tế cộng đồng.

Kỹ năng nghề nghiệp của Bác sĩ Nha khoa

Đối với một sinh viên muốn trở thành một Bác sĩ Nha khoa giỏi bắt buộc họ phải nắm vững những kỹ năng sau: Hiểu được cấu tạo, chức năng và hoạt động của hệ thống nhai của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý; Nắm được phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học Răng – Hàm – Mặt.

Thêm vào đó, họ còn phải thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe, tổ chức chăm sóc và nâng cao sức khỏe Răng – Hàm – Mặt, bảo vệ vệ sinh môi trường và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp; Chẩn đoán và xử trí được những bệnh Răng – Hàm – Mặt thông thường: sâu răng, nha chu, viêm nhiễm răng miệng; Chẩn đoán và xử trí được ban đầu một số bệnh Răng – Hàm – Mặt như: lệch lạc răng, mất răng, ung thư, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm chấn thương hàm mặt…

Kỹ năng nghề nghiệp cần có của Bác sĩ Nha khoa
Kỹ năng nghề nghiệp cần có của Bác sĩ Nha khoa

Cơ hội nghề nghiệp ngành Bác sĩ Nha khoa

Nhu cầu về chỉnh hình răng và dịch vụ vệ sinh răng miệng đang tăng lên đột biến, trong khi những nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành này vẫn còn quá hạn chế. Do đó, cơ hội việc làm sinh viên theo học ngành Bác sĩ Nha khoa rất rộng mở.

Sau khi tốt nghiệp ngành Bác sĩ Nha khoa sinh viên có thể khởi nghiệp bằng cách làm việc cho những bệnh viện răng hàm mặt hoặc các phòng khám nha khoa nhỏ để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. 

Ngoài ra, sinh viên ngành Bác sĩ Nha khoa còn có thể làm việc tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại các phòng khám và các khoa Răng hàm mặt của các bệnh viện Trung ương và địa phương,… và đặc biệt là có thể quản lý hoặc mở những phòng khám Răng-Hàm-Mặt phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng của người dân.

Công việc của Bác sĩ Nha khoa
Công việc của Bác sĩ Nha khoa

Từ những chia sẻ tổng quan về ngành Bác sĩ Nha khoa trong bài viết trên mong rằng sẽ là nguồn thông tin quý giá với những ai đang quan tâm đến ngành học này.