Kiến thức kỹ năng
Review về ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt
Ngành Răng – Hàm – Mặt là ngành học đào tạo các bác sĩ chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt để đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân và cộng đồng; đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân. Cùng review về ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt để có được những thông tin tổng quát nhất.
Ngành Bác sĩ răng hàm mặt thi khối nào?
Ngành Bác sĩ răng hàm mặt phải thi khối A00 (Toán, Lý, Hóa) hoặc B00 (Toán, Hóa, Sinh). Tuy nhiên; các em lưu ý điểm sàn vào các trường rất cao vì vậy nên cân nhắc trước khi nộp hồ sơ vào trường. Nên tham khảo điểm sàn của trường qua các năm để có những lựa chọn chính xác phù hợp với năng lực của mình.
Ngoài tổ hợp trên; nhiều trường xét tuyển ngành Bác sĩ răng hàm mặt theo khối A02 (Toán, Lý, Sinh) và D08 (Văn, Sinh, Anh). Không dừng lại ở đó; từ mùa tuyển sinh 2020 ngành Bác sĩ răng hàm mặt còn được nhiều trường thêm vào hình thức xét tuyển học bạ để tăng thêm cơ hội trúng tuyển cho các bạn thí sinh yêu thích chuyên ngành này.
Sinh viên ngành Bác sĩ răng hàm mặt học gì?
Sinh viên khi theo học ngành Bác sĩ răng hàm mặt sẽ được học tập và trang bị các kiến thức:
– Cấu tạo, chức năng và hoạt động của hệ thống hàm nhai của cơ thể con người;
– Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh, và nghiên cứu khoa học Răng-Hàm-Mặt;
– Chẩn đoán và xử lý những bệnh Răng-Hàm-Mặt thông thường như: sâu răng, nha chu, viêm nhiễm răng miệng;
– Chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh Răng-Hàm-Mặt như: lệch lạc răng, mất răng, ung thư, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm chấn thương hàm mặt;
– Xử trí được các trường hợp cấp cứu Răng-Hàm-Mặt như chảy máu sau nhổ răng, viêm tủy răng, gãy xương hàm;
– Sử dụng kết hợp được một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh Răng-Hàm-Mặt,…
Cơ hội việc làm ngành Bác sĩ răng hàm mặt
Trước nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt chất lượng; sinh viên học Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn như:
– Khám, tư vấn và điều trị các bệnh răng miệng tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế;
– Thực hiện công tác phòng bệnh, tư vấn và giáo dục sức khỏe răng miệng;
– Tổ chức quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng tại cộng đồng;
– Tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các trường y.
Tố chất của người Bác sĩ răng hàm mặt
– Lòng nhân đạo;
– Sự can đảm;
– Tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực;
– Khả năng quan sát, phán đoán, nhạy bén;
– Đôi bàn tay khéo léo;
– Sức khỏe.
Mong rằng những review về ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở trên có thể giúp bạn có thêm kiến thức về ngành học này cũng như có được quyết định đúng đắn nhất cho tương lai.