Kiến thức kỹ năng
Yêu cầu công việc ngành Y Nha khoa
Khi nhắc đến Bác sĩ Nha khoa ai cũng biết rằng công việc của họ là chăm sóc, chữa trị các bệnh về răng miệng cho mọi người nhưng cụ thể công việc đó sẽ được thực hiện như thế nào? Thế nhưng cụ thể là họ làm những công việc gì? hay Yêu cầu công việc ngành Y Nha khoa như thế nào không phải ai cũng có cơ hội được khám phá. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn một số nội dung về công việc của ngành Y Nha khoa.
Công việc hằng ngày của Bác sĩ Nha khoa
Khi đi khám răng, ở bệnh viên hay các cơ sở khám răng tư nhân… chúng ta thường thấy người Bác sĩ Nha khoa chỉ ngồi mãi trong phòng khám để kiểm tra răng cho bệnh nhân. Vậy công việc của Bác sĩ Nha khoa chỉ có vậy? Thực tế, mỗi ngày của Bác sĩ Nha khoa khá bận rộn với vô số những công việc như sau:
– Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh về Răng hàm mặt theo yêu cầu của bệnh nhân.
– Chỉ định những xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và xử trí các bệnh răng miệng/hàm mặt thường gặp
– Kê đơn thuốc và dặn dò khách những điều lưu ý sau khi làm dịch vụ. Theo dõi kết quả điều trị của bệnh nhân
– Thực hiện các công việc chuyên môn theo nhu cầu. Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật về Răng Hàm Mặt
– Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. Tổng kết bệnh án cho người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện theo quy chế.
– Vận hành, kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men tại nơi làm việc, đảm bảo đầy đủ dụng cụ y tế, thuốc phục vụ cho người bệnh.
– Thực hiện những công việc chung của phòng khám và đưa ra những phương pháp điều trị mới.
– Các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
Yêu cầu công việc
Ngành Y Nha khoa là một ngành nghề có tính đặc thù cao; do đó để làm việc trong nghề này cũng có những yêu cầu công việc riêng. Chính vì điều này mà nhiều bạn trẻ e ngại dù rất yêu thích công việc Bác sĩ Nha khoa. Thực tế; nếu bạn nắm bắt được các yêu cầu công việc ngành này thì cơ hội việc làm ngành Y Nha khoa của bạn sẽ vô cùng lớn. Cùng tham khảo những yêu cầu công việc ngành Y Nha khoa nhé:
– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành răng hàm mặt, có chứng chỉ hành nghề
– Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm
– Khả năng giao tiếp, tư vấn cho bệnh nhân
– Thái độ hòa nhã, quan tâm bệnh nhân
– Đạo đức nghề nghiệp tốt
– Sức khỏe tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc
Quyền lợi của ngành Y Nha khoa
Đi liền với những yêu cầu khó khăn thì quyền lợi ngành Y Nha khoa cũng rất lớn, chẳng hạn như:
– Mức lương hấp dẫn, tăng theo năm, chế độ thưởng
– Hưởng các phúc lợi xã hội, chế độ lao động theo quy định Nhà nước
– Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động
– Các cơ hội thăng tiến trong công việc
Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành Y Nha khoa và có thêm sự lựa chọn công việc cho bản thân.
Pingback: Ngành Y Nha khoc học gì? | Ngành Y Nha Khoa