Cơ hội nghề nghiệp
Học gì? Làm gì với ngành Y Nha khoa?
Ngành Y Nha khoa chuyên về nghiên cứu, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan về răng và khoang miệng như xương hàm, nướu, mạc mô, xương mặt và má. Sinh viên theo học ngành nha khoa sẽ được trang bị những kiến thức về vệ sinh răng miệng; các bệnh lý về nhiễm trùng răng, kỹ thuật chỉnh nha cùng thực hành về phương pháp thay lắp răng giả, phục hồi răng, thân răng, chỉnh hình răng hàm mặt. Vậy cụ thể thì ta sẽ học gì và làm gì với ngành Y Nha khoa?
Ngành Y Nha khoa học gì?
Tìm hiểu ngành Y Nha khoa học gì chính là bước đầu tiên sau khi bạn đã xác định chính xác rằng sẽ theo học ngành này. Nếu bạn muốn trở thành một nha sĩ chuyên nghiệp; việc đầu tiên bạn cần làm đó là theo học lấy bằng cử nhân ngành nha khoa. Đây là cấp độ phổ biến nhất mà các bạn sinh viên nha khoa lựa chọn.
Thời gian học thường là 5 năm tùy theo trường học và lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Trong quá trình học; để có thể tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn bạn sẽ có thể tham dự một số lớp học trong phòng thí nghiệm như một phần yêu cầu của môn học.
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Y Nha khoa; bạn có thể tham gia làm việc tại các bệnh viện, phòng khám nha khoa học. Những bạn muốn theo đuổi nghiên cứu chuyên sâu về nha khoa thì có thể tham gia các khóa học bậc sau đại học. Một số trường đại học sẽ đòi hỏi 2- 3 năm kinh nghiệm để bạn có thể theo học các bậc học sau đại học. Hiện nay; một số trường đại học quốc tế đã cung cấp các các khóa học bậc Thạc sĩ về khoa học Chỉnh nha hoặc Thạc sĩ Khoa học Nha khoa, thường kéo dài 2-3 năm.
Làm gì với ngành Y Nha khoa?
Ngày nay bên cạnh làn da, mái tóc thì răng miệng cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm, chăm chuốt nên nha sĩ hiện nay là một nghề “hái ra tiền”. Theo khảo sát của BBC; mức thu nhập của bác sĩ hoạt động trong ngành Y Nha khoa thường cao hơn một số nghề khác thuộc lĩnh vực y tế.
Sinh viên vừa ra trường có thể làm việc ở các phòng khám răng hàm mặt, phòng khám nha khoa, các bệnh viện hay các tổ chức phi chính phủ. Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và muốn chủ động hơn trong công việc, bạn có thể tự mở một phòng khám nha khoa tư nhân.
Nếu bạn đang thắc mắc “Có thể làm ở đâu với ngành Y Nha khoa?” thì dưới đây sẽ là một số công việc chính thức gắn liền với ngành học này:
- Bác sĩ nha khoa
- Trợ lý theo dõi, chăm sóc răng miệng
- Chuyên viên phục hình răng
- Kỹ thuật viên nha khoa
Thông quan một vài chia sẻ về ngành Y Nha khoa; chúng tôi tin rằng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích với ngành học này. Từ đó hiểu được bản thận có thực sự phù hợp với ngành này hay là không và biết được tương lai của ngành Y Nha khoa nếu bạn theo đuổi nó.
Pingback: Phương thức xét tuyển ngành Y Nha khoa | Ngành Y Nha Khoa
Pingback: Thực trạng ngành Y Nha khoa năm 2024 | Ngành Y Nha Khoa