Cơ hội nghề nghiệp
Nên học Y Đa khoa hay Răng-Hàm-Mặt?
Hiện nay; vì nhu cầu ngày càng lớn của xã hội mà các chuyên ngành về khoa học sức khỏe đang rất được các bạn trẻ quan tâm, tìm hiểu và theo đuổi. Trong số đó; ngành Y Đa khoa và Bác sĩ Răng hàm mặt là được quan tâm nhiều hơn cả. Vì đặc thù công việc có nhiều khác biệt nên đây thường là sự băn khoăn cho các bạn trẻ khi muốn theo học khối ngành sức khỏe. Đọc bài viết này để biết được “Nên học Y Đa khoa hay Răng-Hàm-Mặt?” nhé.
Nên học Bác sĩ Đa khoa hay răng hàm mặt?
Mục tiêu trong đào tạo Bác sĩ Y Đa khoa: Trở thành những con người có y đức; nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản; tiếp thu tốt các kiến thức y học cơ sở cũng như các kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng và cộng đồng. Có thể kết hợp được các phương pháp y học hiện đại với y học cổ truyền. Khả năng tự học; trau dồi kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc tốt sức khỏe cho mọi người.
Sau khi tốt nghiệp ngành Y Đa khoa sinh viên sẽ có kỹ năng khám và chữa bệnh bao gồm: Chẩn đoán và xử trí một số bệnh nội khoa thông thường; xử trí một số cấp cứu thường gặp trong nội khoa tuyến y tế cơ sở; có thể tự chẩn đoán và thực hiện sơ cứu cho các trường hợp khẩn cấp khi gặp phải trong ngoại khoa; làm các kỹ thuật tiểu phẫu; chẩn đoán và định hướng một vài bệnh chuyên khoa; khả năng làm một số kỹ thuật đơn giản như chăm sóc và bảo vệ các bà mẹ, trẻ em.
Bên cạnh đó; sinh viên ngành Y Đa khoa còn thực hiện tốt một số xét nghiệm đơn giản phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh thông thường. Chữa bệnh không dùng thuốc và có kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền đơn giản nhằm dự phòng một số bệnh thường gặp.
Xem thêm: Tuyển sinh ngành Y – Dược – Điều dưỡng năm 2021 tại Đại học Duy Tân
Những nơi mà sinh viên tốt nghiệp ngành Y Đa khoa có thể làm việc như: các bệnh viện, cở sở y tế, ban ngành có nhu cầu sử dụng bác sĩ đa khoa. Thông thường để học đa khoa sẽ mất thời gian là 6 năm. Sau đó; muốn theo chuyên ngành nào thì cần phải học thêm 1 năm định hướng theo đúng chuyên khoa mà bạn tự chọn. Nếu bạn muốn học theo ngành Răng – Hàm – Mặt thì có thể tìm các cơ sở đào tạo định hướng.
Học xong 1 năm định hướng và 1 năm thực tế tại cơ sở y tế thì bạn sẽ đủ điều kiện để tham gia học nâng cao chuyên ngành (bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc cao học Răng hàm mặt). Trong trường hợp bạn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa với bằng loại giỏi thì có thể đăng ký dự thi cao học Răng hàm mặt ngay còn nếu xếp loại bằng trung bình thì cần phải thêm thời gian 2 năm thực tế thì mới đủ điều kiện để tham dự thi.
Khác những ngành nghề khác; với ngành y thì chia ra 2 hướng là bs lâm sàng và bác sĩ khoa học.
Còn những trường hợp đã tham gia học bác sĩ chuyên khoa từ đầu như mã ngành bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thì sau khi tốt nghiệp học sẽ không phải học thêm bác sĩ định hướng nữa; có đủ tiêu chuẩn làm ngay.
Học Bác sĩ Răng hàm mặt có khó không?
Để đánh giá mức độ khó hay dễ của một chuyên ngành thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: sự cố gắng; sự tập trung của mỗi cá nhân mà đưa ra được kết quả rằng ngành học đó khó hay dễ.
Ngành Bác sĩ răng hàm mặt cũng vậy; khi các bạn thực sự có đam mê và sự cố gắng thì không chỉ sẽ là một ngành học rất dễ dàng mà còn vô cùng thú vị.
Với mục tiêu đào tạo là hướng đến việc nghiên cứu, chẩn đoán; điều trị và giúp phòng ngừa tốt các vấn đề liên quan đến cấu trúc răng miệng nên ngành Bác sĩ răng hàm mặt được chia thành các nhánh: chẩn đoán, chỉnh răng nội nha, phẫu thuật, phục hình tháo lắp răng, X-quang chỉnh hình miệng, nha khoa, nha khoa nhi khoa và nha khoa y tế cộng đồng.
Việc lựa chọn nên học Đa khoa hay răng hàm mặt là hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người học; mỗi chuyên ngành sẽ có một đặc điểm riêng do đó tùy vào thế mạnh của bản thân bạn sẽ biết được mình thực sự phù hợp với ngành học nào. Đối với Y khoa không có ngành nào khó ngành nào dễ mà chỉ có ngành nào bạn yêu thích hơn mà thôi. Hãy lắng nghe bản thân; bạn sẽ có được quyết định chính xác nhất.