Tin tức
Loại bỏ thủy ngân trong điều trị răng – bước tiến mới của Nha khoa
Hội Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Hội Răng Hàm Mặt một số quốc gia trong khu vực Châu Á tổ chức Hội nghị Khoa học kỹ thuật chuyên ngành Răng Hàm Mặt lần thứ 9; Hội nghị này đã diễn ra vào cuối năm ngoái, tại TP. Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại Hội nghị; Thạc sĩ Tô Thị Liên, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương (CCHIP); điều phối viên trưởng dự án Nha khoa Không Thủy ngân của Liên minh Thế giới vì Nha khoa Không Thủy ngân; đã có bài trình bày về những tác hại của thủy ngân chứa trong “vật liệu trám răng kinh điển” – Amalgam.
Trám Amalgam là một trong những công nghệ đặc biệt của giới Y học; theo lý thuyết ta biết được rằng trám Amalgam – trám bạc; chứa 50% thủy ngân – một chất độc thần kinh; chất gây ô nhiễm môi trường; đang được cả thế giới kêu gọi hạn chế sử dụng thông qua phụ lục A-II của Công ước Minamata về Thủy ngân (ra đời vào tháng 10/2013). Công ước này đã phê duyệt cho Việt Nam trở thành thành viên vào tháng 6/2017.
Tại Hội nghị; ThS. Tô Thị Liên đã trình bày những tác hại của thủy ngân từ các cơ sở nha khoa tới các môi trường: đất, nước, không khí, theo đó thủy ngân đi vào bữa ăn của con người qua thức ăn; lúa gạo và rau màu. Các dẫn chứng khoa học về ảnh hưởng tiêu cực của thủy ngân đối với sức khỏe con người liên tục được nêu ra; đặc biệt ở đây còn có sự nhấn mạnh đến nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương như: trẻ em dưới 15 tuổi; phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Ngoài ra; ThS Liên còn chia sẽ với các đại biểu quốc tế về những kết quả mà ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam đã đạt được nhằm giảm thiểu việc sử dụng amalgam nhận được sự đánh giá cao từ các tổ chức quốc tế.
Trước đó, vào tháng 5/2018; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại Hà Nội đã tuyên bố trở thành bệnh viện không thủy ngân; ngay sau đó Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh cũng tuyên bố là cơ sở răng hàm mặt không amalgam.
Ngày 16/7/2018; Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam đã ra khuyến cáo đến toàn thể y bác sĩ ngành răng hàm mặt nói riêng; và khối ngành chăm sóc sức khỏe nói chung về việc chấm dứt sử dụng amalgam trên trẻ em dưới 15 tuổi; phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; tiến tới việc không sử dụng vật liệu này vào năm 2020.
Tại Lễ khai mạc diễn ra sau phần trình bày của ThS Tô Thị Liên; TS. Ngô Đồng Khanh – Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn thể đồng nghiệp nha khoa khu vực phía Nam; cũng như các đồng nghiệp khác có mặt tại Hội nghị: chấm dứt sử dụng loại vật liệu chứa thủy ngân độc hại này.