Kiến thức kỹ năng
Những lưu ý khi trẻ trong thời kỳ thay răng
Thay răng sữa là một cột mốc rất quan trọng trong quá trình lớn lên của bé. Khi bé thay răng, bố mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng của bé thật cẩn thận vì nó sẽ đảm bảo cho bé có một hàm răng khỏe mạnh và xinh đẹp sau này.
Khi nào thì trẻ bắt đầu mọc răng?
Thông thường bé sẽ mọc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi. Phần lớn bé mọc đủ 20 răng sữa với 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới khi đến sinh nhật lần thứ 3; sau đó các răng sữa sẽ từ từ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tốc độ mọc răng và thay răng có thể thay đổi ở từng bé.
Trẻ thay răng theo trình tự nào?
Một đứa trẻ có khoảng 20 răng sữa khi được 3 tuổi. Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu thay vào khoảng 6 tuổi. Thời gian thay răng sữa có thể thay đổi ở từng bé. Nếu thay răng sớm vì tai nạn hoặc sâu răng thì bố mẹ cần đưa bé đi khám nha sĩ, vì khi răng sữa bé rụng sớm thì có thể răng vĩnh viễn cửa sẽ không có đủ chỗ để mọc lên.
Răng sữa có xu hướng bị thay theo trình tự mà chúng xuất hiện. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, thông thường hai răng cửa phía trước sẽ rụng đầu tiên.
– 6 đến 7 tuổi, trẻ em thường thay răng cửa giữa hàm dưới.
– 7 tuổi bé sẽ thay răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên.
– 7 đến 8 tuổi bé sẽ thay răng cửa bên hàm dưới.
– 11 đến 12 tuổi bé sẽ thay răng cối 1 hàm trên.
– 9 đến 10 tuổi bé sẽ thay răng cối 1 hàm dưới.
– 10 đến 11 tuổi bé sẽ thay răng nanh hàm trên.
– 11 đến 12 tuổi bé sẽ thay răng nanh hàm dưới.
– 11 tuổi bé sẽ thay răng cối 2 hàm dưới.
– 12 tuổi bé sẽ thay răng cối 2 hàm trên.
Bố mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ thay răng?
– Theo dõi sát sao quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn
– Không nhổ răng sữa khi chúng chưa sẵn sàng rụng
– Kiểm soát việc bé ăn những thức ăn ngọt hay chua có nguy cơ làm mòn mem răng
– Nhắc bé đánh răng đều đặn mỗi ngày
– Gặp nha sĩ thường xuyên
– Loại bỏ các thói quen xấu ở trẻ
Thay răng là quá trình vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé, nếu như trong giai đoạn này bố mẹ không lưu ý kĩ có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu về sau đối với sức khỏe răng miệng của con em mình. Thường xuyên cập nhập thông tin cần thiết, quan sát sự hình thành và phát triển răng miệng của bé, luôn nhớ lịch đưa bé đến khám nha khoa là những điều các bậc phụ huynh có con nhỏ phải luôn ghi nhớ. Vì nụ cười của bé trong tương lai!