NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT ĐỂ CON CÓ HÀM RĂNG ĐẸP

Theo ý kiến từ các chuyên gia, trẻ em nên được đưa đi gặp nha sĩ để được chăm sóc răng miệng trước khi 1 tuổi hay khi bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Ngay cả khi chưa mọc răng, việc chăm sóc răng nướu cho bé là việc vô cùng quan trọng, việc đưa trẻ đến gặp nha sĩ từ sớm sẽ giúp trẻ tránh được những vấn đề về răng miệng sau này. Đối với trẻ em không nhất thiết phải sử dụng kem đánh răng giống như người lớn.

Các bước đơn giản nhất để vệ sinh khoang miệng cho trẻ chính là lấy một miếng vải mềm hoặc gạc xung quanh ngón tay trỏ và chà xát nhẹ nhàng từ nướu đến lưỡi của trẻ. Tuy rằng, vi khuẩn trong miệng bé lúc sơ sinh hay trong thời gian ăn dặm trong có quá nhiều khả năng gây hại cho nướu tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng nên tạo cho bé thói quen răng miệng thường xuyên ngay từ bé.

Lựa chọn loại bàn chải và các chất bổ sung cho răng cũng rất quan trọng

Lựa chọn loại bàn chải và các chất bổ sung cho răng cũng rất quan trọng

Vậy đâu là cách tốt nhất để vệ sinh răng miệng khi bé bắt đầu mọc răng?

Thông thường, vào khoảng 6 tháng tuổi trẻ em bắt đầu mọc răng, các bậc phụ huynh nên chọn những loại bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm và mảnh. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hay chế độ ăn uống mà bé mọc răng sớm hay trễ. Nhưng khi trẻ đã được 1 tuổi mà vẫn chưa thấy mọc răng thì đây được coi là tình trạng bất thường, do bé thiếu dinh dưỡng, còi xương. Bố mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin D.

Khi đánh răng cho bé, các bậc cha mẹ chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng, mỗi ngày đều đặn hai lần, chải răng cho bé nhẹ nhàng cả bên trong lẫn bên ngoài. Đặc biệt, bạn phải vệ sinh lưỡi cho bé để đánh bật vi khuẩn gây hôi miệng. Khi lông bàn chải bị mòn và xòe ra thì các bậc cha mẹ nhất thiết phải thay bàn chải mới ngay lập tức để tránh làm tổn thương miệng của bé.

Việc chăm sóc răng từ sớm có ảnh hưởng đến răng của trẻ sau này

Việc chăm sóc răng từ sớm có ảnh hưởng đến răng của trẻ sau này

Đến 2 tuổi, hàm răng của bé đã mọc khá hoàn chỉnh, loại thức ăn của bé cũng có nhiều thay đổi vì vậy hàm răng cũng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng của bé.

Lúc răng phát triển nhiều hơn, chúng sẽ cần rất nhiều chất fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Chất fluoride có vai trò giúp tăng cường men răng, giúp răng có khả năng chống lại các chất axit và vi khuẩn có hại, chất fluoride có thể được cung cấp cho bé từ kem đánh răng và từ nước; nhưng chỉ nên cung cấp cho bé một lượng vừa đủ.

Nếu fluoride quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm fluor, gây ra các đốm trắng xuất hiện trên răng của bé. Liều lượng fluor được các chuyên gia khuyến cáo nên cung cấp cho bé dưới 3 tuổi là 0,25mg, còn đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì chưa cần phải bổ sung fluor.

Vậy đâu là những thực phẩm thường gây sâu răng cho bé?

Trẻ nhỏ thường thích ăn uống các loại đồ ngọt như trái cây, nước trái cây, kẹo, thạch,… và các loại thực phẩm giàu tinh bột, như: bánh mì, bánh quy,… Những loại thực phẩm này đều có nguy cơ gây sâu răng rất cao.

Các chuyên gia khuyên rằng, khi cho bé ăn đồ ngọt thì nên ăn kết hợp với bữa chính thay vì ăn riêng. Cùng với đó, mẹ cũng không được để bé đi ngủ với một bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt… những loại nước uống này sẽ là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

Đối với người Việt Nam, vẻ đẹp của một người được đánh giá thông qua răng và tóc: “Cái răng, cái tóc là gốc con người” chính vì vậy, việc chăm sóc răng miệng luôn được các bậc phụ huynh có con nhỏ đặt lên hàng đầu. Từ một vài chia sẻ ở trên, mong rằng những người đang đau đầu trong việc “Làm sao để con mình có một hàm răng đẹp?” sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc cho bé yêu nhé!