Kiến thức kỹ năng
Điều cần biết trước khi xét tuyển Ngành Y Nha khoa 2022
Ngành Y Nha khoa hiện đang rất được các bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn sẽ thắc mắc không biết ngành Y Nha khoa học gì? Vì sao điểm đầu vào luôn cao đến thế? Người học ngành Y Nha khoa cần những tố chất gì?… Hãy theo dõi bài viết sau đây để nắm bắt được những điều cần biết trước khi xét tuyển ngành Y Nha khoa 2022!
Ngành Y Nha khoa là gì?
Ngành Y Nha khoa đào tạo các y bác sĩ có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cá nhân và cộng đồng, có năng lực làm việc độc lập và phối hợp với những nhân viên khác trong và ngoài ngành y tế để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy đây là một ngành học khó nhưng cơ hội việc làm ngành Y Nha khoa sau khi tốt nghiệp lại rất cao do bệnh về răng miệng đang ngày càng gia tăng không trừ lứa tuổi, vùng miền.
Ngoài ra, xã hội phát triển tạo điều kiện để mỗi người có cơ hội làm đẹp bản thân, trong đó có làm đẹp răng miệng để có một hàm răng sáng trắng và đều đặn đã giúp cho ngành Y Nha khoa đang được giới trẻ lựa chọn theo học hiện nay.
Ngành Y Nha khoa học gì?
Bên cạnh việc quan tâm đến quá trình xét tuyển ngành Y Nha khoa thì câu hỏi về “Ngành Y Nha khoa học gì?” cũng được tìm kiếm rất nhiều. Theo đó; khi học ngành Y Nha khoa, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc từ cơ bản đến chuyên sâu về Y khoa cũng như chuyên ngành Y Nha khoa gồm:
– Cấu tạo, chức năng và hoạt động của hệ thống hàm nhai của cơ thể con người;
– Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh, và nghiên cứu khoa học Răng-Hàm-Mặt;
– Chẩn đoán và xử lý những bệnh Răng-Hàm-Mặt thông thường như: sâu răng, nha chu, viêm nhiễm răng miệng;
– Chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh Răng-Hàm-Mặt như: lệch lạc răng, mất răng, ung thư, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm chấn thương hàm mặt;
– Xử trí được các trường hợp cấp cứu Răng-Hàm- ặt như chảy máu sau nhổ răng, viêm tủy răng, gãy xương hàm;
– Sử dụng kết hợp được một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh Răng-Hàm-Mặt,…
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường?
Sau khi tốt nghiệp ngành Y Nha khoa, các bạn sinh viên có cơ hội làm việc tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại các phòng khám và các khoa Răng hàm mặt của các bệnh viện Trung ương và địa phương,… và đặc biệt là có thể quản lý hoặc mở những phòng khám Răng-Hàm-Mặt phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng của người dân.
Tìm hiểu rõ về một chuyên ngành trước các mùa tuyển sinh luôn là một việc làm cần thiết. Mong rằng từ những chia sẻ trên các bạn đã có những hiểu biết nhất định về khái niệm ngành Y Nha khoa cũng như xác định được phần nào bản thân có thực sự phù hợp với ngành học này hay không. Chúc bạn thành công!
Pingback: Tố chất của bác sĩ Răng - Hàm - Mặt | Ngành Y Nha Khoa
Pingback: Ngành Y Nha khoa xét tuyển tổ hợp môn nào| Ngành Y Nha Khoa