Kiến thức kỹ năng
Bố mẹ cần biết gì khi nhổ răng cho trẻ nhỏ?
Việc nhổ răng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ; đặc biệt là “thời điểm nào là thực sự thích hợp để trẻ nhổ răng?”. Đối với nhiều bậc phụ huynh; họ thường không chú trọng lắm đến việc nhổ răng của con em mình nên vẫn có những trường hợp trẻ em được tiến hành nhổ răng ngay tại nhà – điều này có nên hay không? Lời khuyên nào của các Nha sĩ đến các bậc phụ huynh?
Khi nào trẻ nên nhổ răng?
Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ là yêu cầu hết sức quan trọng; nó đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển và định hướng vị trí mọc cho răng của trẻ khi trưởng thành; giúp trẻ nhỏ cải thiện chức năng nhai và phát âm chuẩn xác nhất.
Tuy vậy; ở một số trường hợp nghiêm trọng thì bác sĩ vẫn bắt buộc phải nhổ đi những chiếc răng bị hư của trẻ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hàm răng:
– Răng sữa bị sâu, gây đau nhức, sốt và ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ
– Răng sữa lung lay và không thể tự rụng
– Răng bị viêm tủy, không thể giữ lại
– Răng sữa bị viêm, nhiễm trùng chóp răng
Nhổ răng cho trẻ nên đến Nha khoa hay chỉ cần nhổ tại nhà?
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia; việc nhổ răng cho trẻ ở nhà hay đến nha khoa nó tùy thuộc vào cách thay răng của mỗi trẻ. Nếu đó là răng được thay ngay bên dưới răng sữa; khiến chiếc răng này lung lay thì phụ huynh có thể tự nhổ cho trẻ tại nhà.
Nhưng nếu đó là trường hợp của một chiếc răng vĩnh viễn; mọc ở một vị trí khác và có biểu hiện mọc lệch thì bạn nên đưa bé đến ngay cơ sở Nha khoa để được tiến hành nhổ răng; điều này giúp ngăn ngừa tình trạng phát triển lệch lạc; gây mất thẩm mỹ cho hàm răng, khó khăn cho việc ăn nhau và nhiều bệnh lý về răng miệng nguy hiểm khác.
Ngoài ra; với những trẻ có tiền sử của các bệnh lý như: tim mạch, gan, thận, thấp khớp hay truyền nhiễm… cũng không nên tự ý nhổ răng tại nhà.
Những lưu ý cần nhớ khi cho trẻ nhổ răng
Răng sữa đối với một đứa trẻ đóng một vai trò rất quan trọng; nó không chỉ đảm bảo cho tính thẩm mỹ của hàm răng; giúp trẻ ăn nhai một cách dễ dàng hơn mà đó còn là những chiếc răng tiên phong giữ chỗ cho sự xuất hiện của những chiếc răng vĩnh viễn về sau; răng sữa có tác động giúp tránh hiện tượng răng mọc ngầm, mọc lệch lạc hay chen chúc nhau.
Chính vì lẽ đó; để chắc chắn loại bỏ răng nhanh chóng, an toàn, tránh trường hợp bị sưng đau kéo dài thì các bậc phụ huynh có con nhỏ cần lưu ý nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở Nha khoa uy tín, có tên tuổi, có đội ngũ y bác sĩ giỏi đồng thời là có một hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, phòng tiểu phẫu vô trùng, sạch sẽ…
Ngoài ra; dưới đây sẽ là một vài lưu ý để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho những bé sau khi nhổ răng xong và cả trong tương lai:
– Cho bé uống thuốc chống viêm, giảm đau theo toa thuốc của Bác sĩ Nha khoa
– Không cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đường hoặc quá lạnh hay quá nóng và thức ăn cứng…
– Cho bé ăn ăn các thực phẩm mềm và lỏng như cháo, soup, sữa…
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng 2 lần/ngày bằng loại bàn chải lông mềm dành riêng cho trẻ em.
– Đưa trẻ đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và thường xuyên đưa trẻ đi khám răng định kỳ.
Sức khỏe răng miệng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu khi bé; các em được các bậc cha mẹ chăm sóc răng miệng đúng cách thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tương lai của các bé sau này. Ngoài việc thường xuyên quan tâm; để ý đến tình trạng răng miệng của con, các bậc phụ huynh cũng nên hướng dẫn bé cách tự vệ sinh răng miệng ngay từ sớm và không quên thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ.