Cơ hội nghề nghiệp
Y Nha khoa – Ngành học “hái ra tiền”
Xã hội càng phát triển thì chất lượng cuộc sống của con người càng được nâng cao; đây là lý do mà những ngành dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp như Răng – Hàm – Mặt, thẩm mỹ, spa… đang dần lên ngôi trong những năm gần đây và đem đến cơ hội việc làm cho rất nhiều bạn trẻ với mức thu nhập đáng mong đợi. Theo đó; triển vọng ngành Y Nha khoa được đánh giá ngày càng cao.
Sinh viên ngành Y Nha khoa sẽ được học gì?
Đối với sinh viên ngành Y Nha khoa; các bạn được tìm hiểu về các môn học đại cương cùng với các lý luận nghiên cứu chuyên sâu; môn học mang tính cơ sở như: Dân số học, Lý luận về giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Mô phôi,… các môn chuyên ngành như: Giải phẫu răng, Mô phôi răng miệng, Da liễu,…
Ngoài các nghiên cứu chuyên sâu phục vụ việc củng cố kiến thức nền tảng vững chắc; các bạn sinh viên còn được thực hành trực tiếp tại các bệnh viện để đáp ứng nhu cầu có thêm kinh nghiệm được thực tế trải nghiệm; tối đa cho việc tiếp cận cơ hội việc làm sau này.
Các môn học thường thấy trong chương trình khung của ngành Y Nha khoa là:
- Nha khoa cơ sở
- Chẩn đoán hình ảnh Răng Hàm Mặt
- Bệnh học miệng
- Phẫu thuật miệng
- Phẫu thuật hàm mặt
- Cấy ghép nha khoa
- Chỉnh hình răng mặt
- Nha khoa trẻ em
- Răng Hàm Mặt công cộng
- Nha chu
- Chữa răng – Nội nha
- Phục hình răng
- Kỹ thuật phục hình răng
- Điều dưỡng nha khoa
Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt có đầy đủ kiến thức; chuyên môn cùng với kỹ năng nghề về y khoa và nha khoa; trực tiếp chẩn đoán, tư vấn, giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến răng, hàm, mặt đáp ứng nhu cầu về sức khỏe cá nhân cho mọi người.
Nhu cầu nhân lực hiện nay?
Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16,1 tỷ USD (2017) lên 20 tỷ USD (2020). Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến 6,6 tỷ USD trong năm 2020.
Đây được xem là cơ hội khổng lồ cho những ai có ý định kinh doanh ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe; đồng thời cũng là cơ hội lớn cho những bạn sinh viên yêu thích ngành Y Nha khoa.
Theo số liệu thống kê từ Viện Răng – Hàm – Mặt:
- Ở người cao tuổi và người trưởng thành, hơn 80% người có sâu răng vĩnh viễn.
- 60% trẻ em và hơn 80% người lớn bị viêm lợi, viêm quanh lợi, viêm quanh răng.
- 30% người trưởng thành trở lên có túi mủ bệnh lý quanh chân răng; làm cho răng lung lay và đây cũng là ổ nhiễm khuẩn lớn.
- Tỷ lệ rất cao (hơn 80%) thanh thiếu niên bị lệch lạc răng cần nắn chỉnh.
- Ung thư vùng miệng cũng thường gặp tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Mỗi năm có hàng ngàn trẻ bị khuyết tật hở môi vòm miệng được sinh ra.
Có thể thấy thị trường chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành Y Nha khoa nói riêng tại Việt Nam đang dần phát triển mạnh mẽ; nhu cầu tiềm năng lớn và ngày càng tăng sẽ làm cho ngành này trở thành xu hướng nghề nghiệp trong thời gian tới.
Tuy nhiên; có một thực trạng đáng buồn là tỷ lệ bác sĩ ở Việt Nam hiện tại khá thấp; đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa Y Nha khoa. Số liệu của Cục thống kê tính đến năm 2019, nước ta chỉ có khoảng 9,7 bác sĩ/10.000 dân, tỷ lệ này ở bác sĩ chuyên khoa Y Nha khoa còn thấp hơn nhiều và thuộc vào hàng thấp trên thế giới. Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 phải đạt đạt tỷ lệ 11 bác sĩ Răng – Hàm – Mặt/10.000 dân.
Thực trạng trên cho thấy đây là thách thức lớn của nền y tế nước nhà, nhưng cũng đồng thời mở ra cơ hội cực kỳ lớn cho những bạn trẻ đang có ý định theo học chuyên khoa ngành Y Nha khoa.
Y Nha khoa học xong sẽ làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, Bác sĩ Y Nha khoa có khả năng đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý y tế; đáp ứng yêu cầu công việc tại các vị trí sau: Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập; cơ sở đào tạo cán bộ y tế; trung tâm nghiên cứu; các cơ quan quản lý y tế.
Từ thực tế hiện nay; triển vọng ngành học này đã và đang được xem là rất cao. Theo đó; nhiều người tin rằng Y nha khoa là ngành “hái ra tiền” cho những ai đã và đang theo ngành này. Nhưng không phải cứ đi theo xu thế xã hội thì bạn đều sẽ thành công. Hãy đảm bảo rằng ngành học bạn lựa chọn là phù hợp và bản thân thật sự yêu thích.
Pingback: Cần biết khi xét tuyển ngành Y năm 2024! | Ngành Y Nha Khoa