Cơ hội nghề nghiệp
Có nên học ngành Y Nha khoa?
Đối với các bạn trẻ thì nhóm ngành khoa học sức khỏe luôn là một niềm mơ ước lớn. Những thí sinh đủ năng lực xét tuyển lại hay phân vân giữa ngành Y Đa khoa và Y Nha khoa. Vậy có nên học ngành Y Nha khoa không? Hay ngành Y Nha khoa có thực sự phù hợp với bạn không?
Ngành Y Nha khoa học gì?
“Sinh viên ngành Y Nha khoa học gì?” là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Khi theo học ngành này bạn sẽ được học các chủ đề, môn học như:
- Các môn học đại cương
- Các môn lý luận chuyên ngành, phương pháp lý luận.
- Các môn học cơ sở ngành như dân số học,
- Lý luận về giải phẫu, sinh lý, hóa sinh, mô phôi…
- Các môn học chuyên ngành như: Giải phẫu răng; mô phôi răng miệng; da liễu…
- Sau 2 năm đầu học nền tảng, bạn sẽ bắt đầu học tập và nghiên cứu chuyên sâu về Răng Hàm Mặt, kỹ thuật chuyên môn cao về khoa này.
- Các nhánh chính trong chuyên ngành này bao gồm: chẩn đoán, chỉnh răng nội nha, phẫu thuật, phục hình tháo lắp răng, X-quang chỉnh hình miệng, nha khoa, nha khoa nhi khoa và nha khoa y tế cộng đồng….
Có dễ xin việc ngành Y Nha khoa không?
Bên cạnh những dịch vụ khám chữa bệnh, và quan tâm đến sự thay đổi của những bộ phận trên cơ thể thì các dịch vụ thẩm mỹ răng miệng cũng được tăng cao. Đó là lý do cơ hội việc làm ngành Y Nha khoa được đánh giá là có nhiều triển vọng trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp; sinh viên ngành Y Nha khoa có thể học lên các trình độ cao hơn: Bác sĩ chuyên khoa 1, Bác sĩ chuyên khoa 2; Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ. Bác sĩ Răng Hàm Mặt cũng có thể học thêm các chứng chỉ chuyên ngành sâu hơn để hành nghề: học thêm các chứng chỉ chỉnh nha, phẫu thuật nha chu, phẫu thuật hàm mặt… hoặc làm việc tại:
- Thăm khám, tư vấn và điều trị răng miệng tại các bệnh viện răng hàm mặt, bệnh viện đa khoa, phòng khám nha khoa.
- Thực hiện công tác phòng bệnh, tư vấn cũng như giáo dục sức khỏe răng miệng.
- Tổ chức và quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng tại cộng đồng.
- Học tiếp sau đại học để trở thành giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các trường y.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Răng hàm mặt sẽ trở thành các bác sĩ chuyên ngành có kiến thức, chuyên môn lẫn kỹ năng nghề nghiệp về nha khoa. Trực tiếp tham gia công tác tư vấn, chẩn đoán, giải quyết các vấn đề và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến răng hàm mặt cho cá nhân. Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ răng miệng và thẩm mỹ cho mọi người.
Mức lương ngành Y Nha khoa
Về mức lương ngành Y Nha khoa; thì đây là một ngành nghề tiềm năng nên đồng nghĩa với việc tỉ lệ cạnh trang cũng sẽ rất cao. Do các nhu cầu về chăm sóc riêng miệng ngày một được ưu tiên, nên tốc độ xây dựng, mở phòng khám, bệnh viện chuyên về răng hàm mặt tăng vọt.
- Mức lương thấp nhất hiện nay của bác sĩ răng hàm mặt hiện nay đối với bác sĩ răng hàm mặt mới ra trường chưa có kinh nghiệm là: 8 triệu đồng/tháng/
- Mức lương trung bình của bác sĩ răng hàm mặt hiện là: 18 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất bác sĩ răng hàm mặt hiện là: 25 triệu đồng/tháng
Trên đây chỉ là tham khảo chứ chưa thực sự là mức lương cố định; bởi thu nhập của Bác sĩ Nha khoa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Kinh nghiệm của Bác sĩ Nha khoa hay quy mô và mức đãi ngộ của cơ sở y tế mà bạn đang hành nghề.
Trên đây là một vài những giải đáp cho các câu hỏi liên quan đến ngành Y Nha khoa. Từ những phản hồi đó tin chắc rằng bạn cũng đã có thể tìm ra cho mình đáp án cho câu hỏi: “Có nên học ngành Y Nha khoa không?”; bởi mỗi người sẽ có một năng lực riêng. Nếu thực sự phù hợp thì bạn nên cân nhắc chuyên ngành này vì cơ hội lớn của nó trong tương lai gần.
Pingback: Lưu ý khi xét tuyển khối ngành sức khỏe | Ngành Y Nha Khoa