Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội việc làm của Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt
Hiện nay; nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp răng miệng của người dân ngày càng tăng nhưng thực tế các phòng khám Nha khoa hay Răng-Hàm-Mặt lại chưa có nhiều; phân bố chưa đồng đều đồng thời nguồn nhân lực và chất lượng khám chữa vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi vậy; theo học ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt hứa hẹn sẽ mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Là một trong những ngành “Hot” và nhu cầu về nguồn nhân lực luôn trong tình trạng thiếu hụt nên Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai.
Thế nhưng; thực tế cho thấy hiện có rất ít trường đại học đào tạo về Y tế cũng như Khoa học Sức khỏe có đào tạo chuyên ngành này nên lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt hàng năm chưa đáp ứng được so với nhu cầu bức thiết của xã hội. Bởi vậy; sinh viên tốt nghiệp ngành này không bao giờ phải lo lắng đến vấn đề “thất nghiệp” mà ngược lại có rất nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn.
Ngoài một số trường Đại học lớn ở khu vực phía Bắc và phía Nam thì ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên; Đại học Duy Tân ở Tp. Đà Nẵng hiện là địa chỉ uy tín đào tạo nguồn nhân lực chất lượng về lĩnh vực Khoa học Sức khỏe trong đó có ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt. Với việc ký kết cùng 18 bệnh viện; trong đó có thể kể đến như: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Bộ Công an 199, Bệnh viện Quân y 17, Trung tâm Răng Hàm Mặt Tp. Đà Nẵng,…
Đặc biệt là Bệnh viện Trung ương Huế; với Ký kết Hợp đồng nguyên tắc là đơn vị thực hành chính cho các ngành Bác sĩ Đa khoa và Bác sĩ Răng-Hàm-Mặtcủa nhà trường; sinh viên Duy Tân sẽ có cơ hội được rèn luyện tay nghề dưới sự chỉ dẫn của những người thầy có kiến thức; vững tay nghề và nhiều tâm huyết đang hành nghề chăm sóc và làm đẹp răng miệng cho người dân.
Cụ thể; với những kiến thức và kỹ năng thụ hưởng được trên giảng đường đại học; sinh viên tốt nghiệp ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt có thể làm việc tại:
– Các trung tâm y tế, bệnh viện từ cơ sở đến trung ương;
– Bác sĩ chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt làm việc cho các bệnh viện công lập hoặc tư nhân;
– Các cơ sở điều trị: bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân;
– Các cơ sở đào tạo: giảng viên các trường đại học Y, cao đẳng Y và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo;
– Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, răng-hàm-mặt;
– Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế;
– Tự mở phòng khám chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt;
Pingback: Có nên học bác sĩ răng hàm mặt | Ngành Y Nha Khoa
Pingback: Ngành Bác sĩ răng hàm mặt ra trường làm gì |Ngành Y Nha Khoa